Xử lý tài khoản Facebook bịa đặt phương án sáp nhập quận ở TP.HCM
Phiên giao dịch mùa hè trên sàn London, mở cửa sớm và kết thúc trước 12 giờ đêm nên thu hút thêm nhiều người thức canh giá. Ngay khi vừa mở cửa lúc 15 giờ chiều ngày 2.4 (giờ Việt Nam), sắc xanh đã bao trùm. Kỳ hạn giao tháng 5 tăng tới 56 USD và tiếp tục tăng, đến 19 giờ đã lên đến 103 USD. Càng về cuối thị trường càng sôi động. Đến 22 giờ 30, toàn bộ các kỳ hạn giá đồng loạt tăng 3 con số và kỳ hạn tháng 5 lên tới 136 USD. Đến 23 giờ, mức tăng mới là 189 USD.Khởi công hạng mục cuối cùng nút giao Mỹ Thủy 'cứu' giao thông cảng Cát Lái
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Gói thầu mua bồn nước ở Quảng Trị: Phòng Dân tộc H.Hướng Hóa báo cáo gì?
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip bảo vệ dân phố ra hiệu cho dòng xe vượt đèn đỏ. Đoạn clip nhận nhiều ý kiến tranh luận vì câu hỏi: "Bị CSGT phạt nguội biết tìm ai".Theo đó, một người đàn ông trung niên mặc đồ bảo vệ dân phố, tay cầm theo cây gậy và đeo còi đứng điều tiết giao thông ở ngã ba có trụ đèn tín hiệu. Khi đèn vẫn còn màu đỏ, bảo vệ dân phố ra hiệu cho xe đi. Tuy nhiên, các tài xế ô tô vẫn đứng yên, không di chuyển.Bảo vệ dân phố tiến lại gần nói: "Đi đi". Tài xế ô tô hỏi: "Nhưng mà đèn đỏ có sao không chú?".Bảo vệ dân phố đáp: "Đi đi, phạt chú chịu cho, đi đi, xả đèn mà, bên kia đi kìa không thấy hả?". Sau đó, bảo vệ dân phố di chuyển vào phía trong, nhắc các xe khác.Tài xế ô tô nói tiếp: "Ai mà dám đi, đi mấy ông bấm đèn cho nó xanh đi rồi người ta đi. Phạt nguội rồi biết tìm ai. Ổng nói ổng chịu mà mình biết tìm ổng ở đâu mà chịu".Đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội, nhận 2 luồng ý kiến khác nhau. Phần lớn các ý kiến cho rằng chỉ nên nghe theo hiệu lệnh của CSGT. "Tại sao không cho CSGT hay công an phường ra điều tiết mà đưa bảo vệ dân phố?", "Chỉ nghe hiệu lệnh của CSGT thôi nha", "Cứ CSGT điều tiết là ok, camera toàn AI nên không giải trình được đâu"...Theo lãnh đạo một đội CSGT, vào một số thời điểm khi giao thông ùn tắc, lượng phương tiện tham gia giao thông đông thì sẽ có các lực lượng cảnh sát khác tham gia điều tiết giao thông, dưới sự chỉ đạo của CSGT.Tại các quận, huyện, không đủ lực lượng, có thể phân công an ninh trật tự cơ sở từ hệ thống của địa phương tham gia điều tiết.Phiên tòa vụ án Hạc Thành Tower diễn ra từ ngày 15.1, xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.Theo cáo trạng được công bố tại phiên tòa, Công ty TNHH MTV Sông Mã (sau cổ phần hóa gọi là Công ty CP Sông Mã) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, được giao quản lý 1.733,8 m2 đất tại số 3 đường Phan Chu Trinh, nằm ở ngã tư giao với đường Hạc Thành, cạnh Quảng trường Lam Sơn, có vị trí đắc địa ở TP.Thanh Hóa.Khi đang trong giai đoạn cổ phần hóa, các bị can trên đã xin giao đất, thực hiện giao đất, tính tiền sử dụng đất thấp hơn giá trị thời điểm giao đất (giao đất năm 2013 nhưng tính giá giao đất năm 2009); chuyển nhượng quyền sử dụng dự án Hạc Thành Tower; không xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 55,87 tỉ đồng.Trong 11 bị cáo, HĐXX xác định Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã, chịu trách nhiệm chính và xác định bị cáo này đã hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng; Nguyễn Mạnh Sơn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã, được xác định hưởng lợi hơn 3 tỉ đồng; các bị cáo còn lại không hưởng lợi bằng tiền.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Ngày 20.2, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là Công ty CP bất động sản Hà Quang (chủ đầu tư dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II, ở TP.Nha Trang), người bị kiện là UBND tỉnh Khánh Hòa và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Phiên tòa đưa ra xét xử vụ việc vào ngày 17.2 và tiếp tục vào hôm nay (20.2). Sau thời gian nghị án, HĐXX TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty CP bất động sản Hà Quang; hủy quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Với lý do quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng. Cụ thể, theo quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này. Sau đó, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa lần lượt ra 3 thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, quá trình xác định giá đất dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27.6.2024.Tuy nhiên, ngày 31.7.2024, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa trình UBND tỉnh ban hành quyết định 2282 (đính kèm biên bản họp Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các tài liệu do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành) thì các cơ quan, tổ chức này đều không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71, dẫn đến việc địa phương này vẫn áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cho dự án theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực thi hành. Dựa vào Quyết định 2282, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các Thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Từ các cơ sở trên, tòa tuyên hủy quyết định 2282 và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Như Thanh Niên thông tin, Công ty CP bất động sản Hà Quang được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất lần đầu vào tháng 4.2004 để thực hiện dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II. Năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định trên để ban hành quyết định mới và giao lại hơn 51 ha đất cho Công ty CP bất động sản Hà Quang thực hiện dự án. Đến ngày 29.8.2024, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II.
Các nữ tân binh này gây chú ý vì giỏi giang, xinh đẹp…
Thông tin từ đội tuyển xe đạp Việt Nam cho biết, sau khi đến sân bay Bangkok, đoàn Việt Nam lên xe bus của ban tổ chức để về địa điểm thi đấu. Còn dụng cụ thi đấu, gồm xe, bánh dự phòng, giày, mũ được ban tổ chức vận chuyển bằng xe tải. Lý do vì sao xe tải bị bốc cháy cho tới giờ vẫn chưa có thông tin. Tuy nhiên số xe và trang thiết bị mà đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiệt hại là khá lớn. Trong đó có những VĐV thi đấu 2 nội dung nên phải mang theo 2 xe chuyên dụng để thi đấu.Trong số khoảng 30 xe của đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiêu rụi tại Thái Lan, tay đua Nguyễn Tuấn Vũ là một trong những tuyển thủ bị thiệt hại nặng nề nhất. Anh mang 2 chiếc xe đạp đua tham dự giải châu Á lần này gồm 1 chiếc chuyên dụng hiệu Cervelo dùng đua nội dung cá nhân tính giờ, chiếc này có giá hơn 400 triệu đồng. Trong đó riêng cặp bánh xe hiệu Scope có giá 107 triệu đồng. Bên cạnh đó Nguyễn Tuấn Vũ còn mang thêm 1 xe hiệu Giant để đua đường trường có giá trị khoảng 400 triệu đồng. Đây là 2 chiếc xe mà đơn vị TP.HCM đầu tư cho VĐV chủ lực Nguyễn Tuấn Vũ và anh dùng thi đấu khi lên đội tuyển. Tổn thất không kém so với Nguyễn Tuấn Vũ là tài năng trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân đội) khi anh mang đến Thái Lan 2 chiếc hiệu Cervelo, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. Đội tập đoàn Lộc Trời An Giang đầu tư 8 chiếc xe cho Nguyễn Thị Thật, Thu Mai...đều là tuyển thủ xe đạp Việt Nam lần này. Theo ông Trần Hải Triều - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô An Giang trị giá của 8 chiếc xe này phải hơn 2 tỉ đồng. Dàn xe còn lại của các tuyển thủ Việt Nam cũng từ 150 triệu đồng/chiếc. Tính ra tổng thiệt hại trong vụ cháy xe đạp đua của đội tuyển xe đạp Việt Nam rất lớn. "Ban huấn luyện đang thống kê cụ thể từng trang thiết bị có trên xe bị cháy để gửi đến ban tổ chức giải quyết bồi thường. Đây là trách nhiệm của ban tổ chức bởi họ phụ trách toàn bộ việc di chuyển khi chúng ta đến Thái Lan", ông Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam tham dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết. Theo tìm hiểu, tất cả các xe đạp đua của đội tuyển Việt Nam đều không mua bảo hiểm mà chỉ áp dụng chính sách bảo hành từ các hãng, do đó khi xảy ra sự cố bị cháy như vừa rồi sẽ không được đền bù.